Ngày 01 tháng 5 năm 2013
Chúng ta có khả năng lập thuật toán cho việc ghi nhớ thông tin. 1 thuật toán nhớ tốt sẽ giúp cho việc ghi nhớ ngày càng trở nên nhẹ nhàng hơn.Ở đây chúng ta thử lập trình cho việc đọc :
1. Khơi gợi hứng thú :
- Tạo nhu cầu về thông tin cần nhớ : Bằng cách xem trước, đặt câu hỏi
- Tạo động cơ
2. Nhập liệu :
Là bước tiếp nhận thông tin từ tài liệu. Quyết định đến hiệu suất thu nhận thông tin của bộ não
- Quét - nhận thông tin bằng mắt ( ở giai đoạn này chưa có sự tham gia xử lí - phân tích của bộ não)
- Tiếp nhận thông tin dưới dạng trí nhớ giác quan ( trí nhớ hình ảnh [1] )
- Dùng hình thức tốc kí tinh thần để ghi chép thông tin, hình ảnh trang sách
Trong hình thức ghi nhớ này, các thông tin được nạp vào đồng thời chứ không theo hình thức tuần tự.
Giống như trò chơi liên kết câu trong môn Tiếng Anh
Cô giáo cho bạn 5 từ :
with cinema... taxi... ifriend
Bạn cần đặt 1 câu hoàn chỉnh với 5 từ đó ( hoặc chỉ cần thông qua 5 từ đó để hiểu nghĩa tác giả muốn truyền đạt )
- Nạp vào từng đoạn thông tin ( không nạp vào quá ít, hay quá nhiều 1 lúc - gây khó khăn trong việc xử lí )
Nếu bạn tập trung phát triển trí nhớ ngắn hạn của mình ( giống như hình thức nâng cấp RAM trong máy tính ) thì có khả năng tiếp nhận thông tin từ 1/2 --> 1 trang giấy trong 1 lần chụp
Ban đầu bạn có thể chỉ cần nạp vào 1 câu, hoặc 2 câu văn 1 lúc. ( Xác định mình chỉ dừng lại khi gặp dấu chấm câu ). Vì 1 câu văn thường là 1 đơn vị nhỏ nhất giúp người đọc hiểu được thông tin tác giả muốn nói tới
Ở giai đoạn nạp thông tin này, chưa cần dùng tư duy và xử lí
3. Nắm tổng quan 1 đoạn :
Nạp thông tin vào bộ não để xử lí
Nạp thông tin --> sau đó đi xác định từ khóa
( dựa vào những cái đã biết, mục đích đọc )
- Vận dụng trí nhớ cảm xúc : Là dạng trí nhớ mà người đọc lưu tâm đến cảm giác trong cơ thể và tâm trí mình bị thông tin gây nên
4. Tưởng tượng :
- Chuyển thông tin dưới dạng kí tự thành hình ảnh
- Bạn sẽ nhớ 1 cái ô tô tốt hơn, nếu xem nhiều loại ô tô khác nhau, và xem các mô hình khác : máy bay, xe đạp, tàu hỏa
+ Tưởng tượng :
Việc tưởng tượng khi thu nhận thông tin giúp bạn nhớ thông tin đó 1 cách sâu sắc hơn.
Ví dụ nói cái chảo thì khó nhớ hơn.
Nhưng nếu bạn tưởng tượng ra hình ảnh cái chảo bạn đã từng biết :
Màu sắc, độ nặng, thời điểm sử dụng.... của nó, thì thông tin về cái chảo rất dễ dàng được lưu vào bộ nhớ và khi khôi phục
Bạn có thể dùng 1 số gợi ý như sau để giúp cho việc tưởng tượng trở nên linh hoạt, sống động hơn :
- Giác quan :
Sử dụng nhiều giác quan - Mắt, tai,mũi, lưỡi, cảm xúc, da...
- Chuyển động :
Làm các hình ảnh chuyển động, hay thêm các đoạn film ngắn...
- Hài hước - Phóng đại :
Dùng những hình ảnh hài hước, gây cảm xúc
- Chủ động - Tích cực :
Giúp cho việc nhớ in đậm hơn trong bộ não
5. Tư duy :
- Phân loại, phân tích, định vị thông tin
- Xử lý thông tin : Dùng từ khóa tư duy
6. Liên kết các thông tin :
- Khi các thông tin cần nhớ nằm đơn lẻ, hay tách rời nhau thì rất khó khi cần gọi thông tin lại.
Nhưng nếu gắn chúng vào 1 câu chuyện, 1 mô hình hay qui luật nào đó thì dễ nhớ được nhiều thông tin hơn, và thấy được sự liên kết giữa chúng
Để liên kết được các thông tin cần hiểu và xác định được các từ khóa chính
Liên kết các thông tin, từ khóa lại với nhau
Bạn có thể dùng các hệ nhớ 123, ABC, phòng La Mã, system thinking, mind map...
- Liên kết với các từ khóa khác
- Đánh số, sắp xếp
- Nhận biết qui luật, hệ thống hóa
- Tạo sơ đồ tổng thể trong tâm trí
7. Ôn tập :
- Dựa vào mô hình trí nhớ mở rộng, 1 cuốn sách chúng ta sẽ không đọc duy nhất 1 lần, mà sẽ đọc nhiều lần :
+ Lần 1 : Nắm ý chính -Tìm từ khóa
Xác định sự liên kết giữa các thông tin
+ Lần 2 : Đọc chi tiết
+ Lần 3 : Xử lí các vấn đề còn lại
Ôn lại toàn bộ
8. Truyền đạt thông tin :
- Thực hành
- Bạn có thể viết 1 bài báo về chủ đề bạn mới đọc
- Thảo luận với bạn bè
- Mở ra 1 cuộc thuyết trình với chủ đề đó
- Thông tin đó có ứng dụng gì trong thực tế
[1] Trí nhớ hình ảnh :
- Là cách thức thu nhận thông tin giống như cách hoạt động của 1 chiếc máy ảnh. Như khi bạn nhìn 1 người mới gặp, chỉ trong thời gian 3-5 s. Sau đó quay sang chỗ khác và mô tả lại hình dáng của họ. Trí nhớ hình ảnh là trí nhớ ngắn hạn,giống như RAM trong máy tính.
Chưa có sự phân tích hay tư duy ở giai đoạn này
[2] Nhớ lại :
Việc nhớ lại thông tin được quyết định bởi các yếu tố :
+ Sự tập trung tinh thần khi ghi nhớ
+ Cảm xúc lúc ghi nhớ
+ Hiểu rõ thông tin
+ Thông tin có hình ảnh cụ thể, sống động không.
+ Các thông tin có được chia nhỏ, sắp xếp, mã hóa và liên kết với nhau 1 cách mạch lạc không
+ Ôn lại sau khi học
+ Hình ảnh có cụ thể, sống động không
Read more: http://www.docsieutoc.com/2013/05/5-buoc-ghi-nho.html#ixzz2Z5Cv7HcU
0 nhận xét :
Đăng nhận xét